Quần đảo An Thới
Quần đảo An Thới nằm trong vịnh Thái Lan, phía Nam đảo Phú Quốc, thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nằm trong tọa độ khoảng 9°50′ vĩ Bắc, 104°05′ kinh Đông, với 18 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Hòn Thơm. Tổng diện tích đất nổi là 7,64 km², dân số khoảng 3.000 người, sống chủ yếu bằng nghề biển.
.
< Hòn Thơm trong cụm đảo An Thới.
Quần đảo An Thới nổi tiếng với các hòn đảo nhỏ xinh đẹp, ngư dân tập trung đánh bắt và mua bán đặc sản Phú Quốc các loại cá lớn bé khác nhau và trong đó có cá cơm, thứ cá làm nên hương vị đặc trưng của các nhà thùng nước mắm Phú Quốc sầm uất.
Ở nơi này, khu vực Cảng An Thới cũng là khu vực cảng nước sâu duy nhất trên đảo Phú quốc đang được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế.
Tên gọi của các hòn đảo ở đây không được thống nhất giữa tên địa phương và tên trên ghi chú trên bản đồ. Dưới đây là bản đối chiếu giữa các đảo có tên gọi khác nhau theo dân địa phương và trên bản đồ tờ Hòn Thơm in lần thứ 2, do Nha Địa dư quốc gia Việt Nam ấn hành trước năm 1975.
Các hòn đảo trong quần đảo An thới được ghi tên gồm:
1. Hòn Đụng – Hòn Vang
2. Hòn Mây Rút Trong – Hòn Vông
3. Hòn Móng Tay – Hòn Xưởng
4. Hòn Mây Rút Ngoài – Hòn May Rút
5. Hòn Vông -Ngang – Hòn Gầm Ghì
6. Hòn Buồm – Hòn Móng Tay
7. Hòn Dơi – Hòn Trang
8. Hòn Xưởng – Hòn Tây
9. Hòn Gầm Ghì – Hòn Đông
10. Hòn Tranh – Hòn Đá Bàn
Ngoài ra, An Thới còn có 2 đảo rất nhỏ nữa cùng có tên Hòn Khô. Một số đảo khác thì mới được phát hiện trong những năm gần đây.
Trên bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam, do Nhà xuất bản Bản đồ phát hành năm 2005, quần đảo An Thới được đánh dấu với các đảo sau: Hòn Dừa, Hòn Dăm Ngoài, Hòn Rỏi, Hòn Thơm, Hòn Vang, Hòn Xưởng, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút, Hòn Anh Đông, Hòn Anh Tây, Hòn Cái Bàn.
Quần đảo An Thới còn khá nhiều hòn đảo hoàn toàn hoang vắng: xã có đến 18 hòn đảo nhưng chỉ có năm đảo có người sinh sống. Vậy nên ở những hoang đảo đó chỉ có biển, núi, cây xanh và sóng ì ầm - nơi người ta có thể hòa mình với thiên nhiên rồi quên đi hết những tất bật lo toan ngày thường.
Biển ở đây trong xanh và sâu, có nơi đến 30 mét. Tại hòn Thơm, hòn Rỏi... rải rác đây đó là những bãi san hô lộng lẫy. Nhiều du khách nước ngoài rất thích thú khi tham quan các hòn đảo, lội bộ trên triền cát, tắm biển, ngắm san hô.
Người có máu mạo hiểm thì vạch cây, trèo đá chinh phục các dốc núi. Cách hòn Thơm trên mười phút đi tàu, du khách có thể ghé thăm làng câu mực. Ở đó, cứ đêm xuống, những ngư dân lại tụ về câu mực.
Cư dân trên các hòn đảo hầu hết làm nghề đánh bắt hải sản hoặc trồng cây ăn trái trên các sườn núi. Tuy chưa biết cách làm du lịch chuyên nghiệp, nhưng họ sẵn sàng làm 'hướng dẫn viên' cho khách xem câu mực, bắt những con nhum bò trên ghè đá và chế biến thành những món đặc sản...
Đọng trong ký ức cư dân những làng mạc trên biển này vẫn còn nhiều giai thoại từ ngày xưa. Ngay cả những cái tên như hòn Kim Qui, Dăm Ngoài, Dăm Trong, hòn Thơm... đã có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc tên gọi. Nhiều hòn đảo, theo tương truyền, đã có dấu vết quan quân triều Nguyễn lưu trú. Những ngôi miếu thờ các vị thần núi, thần rừng, thần biển... chính là vết tích của nhiều trăm năm trước.
Quần đảo An Thới như một chiến hạm trấn giữ cho vùng biển này gần như yên tĩnh quanh năm. Du khách có thể thấy cảnh hàng trăm con tàu bình yên neo đậu trên bến. Từ cảng du khách lấy thuyền thưởng ngoạn trên biển, tắm biển, câu cá (ban ngày hay ban đêm) và lặn snorkeling/scuba diving để xem san hô tại hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Vong Ngang, Hòn Thơm, Hòn Dừa…
Biển xanh ngắt một màu, mơn man sóng nhẹ ôm lấy những hòn đảo hoang cô độc. Đây đó những khối đá, những nhành cây khô hình thù lạ mắt vươn dài ra mép sóng, Những con đại bàng biển – người dân địa phương gọi là chim báo bão, vươn đôi cánh mạnh mẽ lượn quanh tàu.
Quần đảo An Thới có nhiều cá, du khách dễ dàng câu được cá trong chuyến tham quan. Riêng thể mực, chỉ tổ chức vào buổi tối, tốt nhất là đêm không trăng để mực ăn ngon. Những sản phẩm đa dạng về du lịch và ẩm thực này đã tạo sự hấp dẫn cho quần đảo ở phía Nam Phú Quốc.
Có thể cho rằng quần đảo An Thới là một thiên đường cho các tour du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, câu cá, lặn biển... mà hầu hết du khách nước ngoài ưa thích.
Du lịch, GO!+ ảnh internet.
.
< Hòn Thơm trong cụm đảo An Thới.
Quần đảo An Thới nổi tiếng với các hòn đảo nhỏ xinh đẹp, ngư dân tập trung đánh bắt và mua bán đặc sản Phú Quốc các loại cá lớn bé khác nhau và trong đó có cá cơm, thứ cá làm nên hương vị đặc trưng của các nhà thùng nước mắm Phú Quốc sầm uất.

Tên gọi của các hòn đảo ở đây không được thống nhất giữa tên địa phương và tên trên ghi chú trên bản đồ. Dưới đây là bản đối chiếu giữa các đảo có tên gọi khác nhau theo dân địa phương và trên bản đồ tờ Hòn Thơm in lần thứ 2, do Nha Địa dư quốc gia Việt Nam ấn hành trước năm 1975.
Các hòn đảo trong quần đảo An thới được ghi tên gồm:
1. Hòn Đụng – Hòn Vang
2. Hòn Mây Rút Trong – Hòn Vông
3. Hòn Móng Tay – Hòn Xưởng

5. Hòn Vông -Ngang – Hòn Gầm Ghì
6. Hòn Buồm – Hòn Móng Tay
7. Hòn Dơi – Hòn Trang
8. Hòn Xưởng – Hòn Tây
9. Hòn Gầm Ghì – Hòn Đông
10. Hòn Tranh – Hòn Đá Bàn
Ngoài ra, An Thới còn có 2 đảo rất nhỏ nữa cùng có tên Hòn Khô. Một số đảo khác thì mới được phát hiện trong những năm gần đây.

Quần đảo An Thới còn khá nhiều hòn đảo hoàn toàn hoang vắng: xã có đến 18 hòn đảo nhưng chỉ có năm đảo có người sinh sống. Vậy nên ở những hoang đảo đó chỉ có biển, núi, cây xanh và sóng ì ầm - nơi người ta có thể hòa mình với thiên nhiên rồi quên đi hết những tất bật lo toan ngày thường.

Người có máu mạo hiểm thì vạch cây, trèo đá chinh phục các dốc núi. Cách hòn Thơm trên mười phút đi tàu, du khách có thể ghé thăm làng câu mực. Ở đó, cứ đêm xuống, những ngư dân lại tụ về câu mực.
Cư dân trên các hòn đảo hầu hết làm nghề đánh bắt hải sản hoặc trồng cây ăn trái trên các sườn núi. Tuy chưa biết cách làm du lịch chuyên nghiệp, nhưng họ sẵn sàng làm 'hướng dẫn viên' cho khách xem câu mực, bắt những con nhum bò trên ghè đá và chế biến thành những món đặc sản...
Đọng trong ký ức cư dân những làng mạc trên biển này vẫn còn nhiều giai thoại từ ngày xưa. Ngay cả những cái tên như hòn Kim Qui, Dăm Ngoài, Dăm Trong, hòn Thơm... đã có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc tên gọi. Nhiều hòn đảo, theo tương truyền, đã có dấu vết quan quân triều Nguyễn lưu trú. Những ngôi miếu thờ các vị thần núi, thần rừng, thần biển... chính là vết tích của nhiều trăm năm trước.
Quần đảo An Thới như một chiến hạm trấn giữ cho vùng biển này gần như yên tĩnh quanh năm. Du khách có thể thấy cảnh hàng trăm con tàu bình yên neo đậu trên bến. Từ cảng du khách lấy thuyền thưởng ngoạn trên biển, tắm biển, câu cá (ban ngày hay ban đêm) và lặn snorkeling/scuba diving để xem san hô tại hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Vong Ngang, Hòn Thơm, Hòn Dừa…

Quần đảo An Thới có nhiều cá, du khách dễ dàng câu được cá trong chuyến tham quan. Riêng thể mực, chỉ tổ chức vào buổi tối, tốt nhất là đêm không trăng để mực ăn ngon. Những sản phẩm đa dạng về du lịch và ẩm thực này đã tạo sự hấp dẫn cho quần đảo ở phía Nam Phú Quốc.
Có thể cho rằng quần đảo An Thới là một thiên đường cho các tour du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, câu cá, lặn biển... mà hầu hết du khách nước ngoài ưa thích.
Du lịch, GO!
You may also Like
Popular Posts
-
G iữa nhịp sống hối hả và ồn ào của TP. Hồ Chí Minh, nếu bạn bước chân vào nơi rợp bóng cây, lộng gió và nghe tiếng chim hót sẽ là một niềm ...
-
N hà thờ Domaine de Marie còn có tên gọi là Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Ma...
-
(Metinfo) - A i cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò , khổ qua xắt lá...
-
(Cinet) - T ết Lùng Cùng thường được tổ chức thường niên vào mùng 1 tháng 2 âm lịch tại xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Và nói đến Tết Lùng...
-
H oàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên, riêng người Thái gọi ...
-
V ân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên - Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà ...
-
(LĐ) - Hòn đảo chỉ có một túp lều... Trong những lần dọc ngang trên vịnh Thái Lan, đi trên lãnh hải Việt Nam dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, t...
-
(Mai Châu tourism) - T hị trấn Mai Châu được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi hùng vỹ. Trong đó phải kể đến dãy Pù Khà , không chỉ đóng va...
-
C hùa Vạn Đức tọa lạc số 234 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh). Chùa do HT.Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng t...
-
C hợ phiên Nghĩa Đô nằm ở bản Nà Đình, trung tâm của xã Nghĩa Đô đồng thời cũng là chợ trung tâm , nơi giao thoa kinh tế văn hóa giữa các xã...
Đăng nhận xét