Di tích lịch sử đền Pú Bảo
Đền Pú Bảo thuộc thôn Bản Kè B, xã Lăng Can (Lâm Bình) là di tích được xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Đền Pú Bảo là nơi thờ Quận công Thiếu Bảo tức Tướng quân Nguyễn Thế Quần, người xã Lăng Can, châu Vị Xuyên xưa. Năm 1750 (tức năm Cảnh Hưng thứ 11), vua Lê cảnh Hưng đã ban sắc phong cho Siêu nhạc bá Nguyễn Thế Quần vì đã có nhiều công tích trong việc đánh tan những phiến quân nổi loạn ở đạo Tuyên Quang với tư cách là một phụ đạo của đất phiên thần và được vua ban chiếu chỉ chuẩn cho chức Phòng sự liêm sự.
Sau khi siêu nhạc bá Nguyễn Thế Quần mất, người dân trong vùng đã lập lên đền thờ để ghi nhớ công ơn của ông, vị tướng quân quả cảm một thời đã giữ yên bờ cõi, bảo vệ nhân dân được sống trong thanh bình.
< Lễ trao tặng Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Pú Bảo.
Di tích Đền Pú Bảo toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đãng, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá cao, có địa thế hội tụ của linh khí núi sông. Được xây dựng từ thế kỷ 18, ngôi đền đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và dần trở thành điểm di tích tâm linh nổi tiếng của vùng. Việc xây dựng Đền Pú Bảo không chỉ đền đáp công ơn của Quận công Nguyễn Thế Quần mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Năm 2007, đền được trùng tu, giữ nguyên cốt các trụ nghiến và phần vị trí như xưa. Theo ông Nguyễn Thế Ninh, Bản Kè B, xã Lăng Can, thì cứ mỗi dịp rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán là bà con khắp nơi lại đổ về ngôi đền để cầu ước sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình; cầu cho mùa màng được bội thu.
< Bảng sắc phong của vua Cảnh Hưng được đặt trang trọng trong Đền Pú Bảo.
Không chỉ thế, dòng họ Nguyễn của vị tướng quân Nguyễn Thế Quần hầu hết đều là người thông minh sáng dạ, có nhiều người xuất chúng đỗ đạt làm quan, học vị cao thấp đủ cả nên nhiều người dân trong vùng còn tìm đến đền Pú Bảo để cầu vận may cho việc thi cử đỗ đạt, đường công danh thẳng bước. Hàng năm, đến ngày mùng 3 tháng Giêng là người dân trong vùng lại tổ chức lễ Lồng tông tại khu vực sân đền Pú Bảo, cầu xin các ông Tam Thanh, thần nông, thổ địa phù hộ cho dân chúng một năm sản xuất được mùa, người người mạnh khỏe, nhà nhà yên vui.
Đền Pú Bảo cùng với lễ hội Lồng tông Lâm Bình là một nét văn hóa đặc sặc của người dân tộc Tày nơi đây, là điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, mở ra một hướng phát triển kinh tế cho mảnh đất vùng cao này.
Du lịch, GO! - ảnh internet
Đền Pú Bảo là nơi thờ Quận công Thiếu Bảo tức Tướng quân Nguyễn Thế Quần, người xã Lăng Can, châu Vị Xuyên xưa. Năm 1750 (tức năm Cảnh Hưng thứ 11), vua Lê cảnh Hưng đã ban sắc phong cho Siêu nhạc bá Nguyễn Thế Quần vì đã có nhiều công tích trong việc đánh tan những phiến quân nổi loạn ở đạo Tuyên Quang với tư cách là một phụ đạo của đất phiên thần và được vua ban chiếu chỉ chuẩn cho chức Phòng sự liêm sự.
Sau khi siêu nhạc bá Nguyễn Thế Quần mất, người dân trong vùng đã lập lên đền thờ để ghi nhớ công ơn của ông, vị tướng quân quả cảm một thời đã giữ yên bờ cõi, bảo vệ nhân dân được sống trong thanh bình.
< Lễ trao tặng Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Pú Bảo.
Di tích Đền Pú Bảo toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đãng, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá cao, có địa thế hội tụ của linh khí núi sông. Được xây dựng từ thế kỷ 18, ngôi đền đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và dần trở thành điểm di tích tâm linh nổi tiếng của vùng. Việc xây dựng Đền Pú Bảo không chỉ đền đáp công ơn của Quận công Nguyễn Thế Quần mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Năm 2007, đền được trùng tu, giữ nguyên cốt các trụ nghiến và phần vị trí như xưa. Theo ông Nguyễn Thế Ninh, Bản Kè B, xã Lăng Can, thì cứ mỗi dịp rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán là bà con khắp nơi lại đổ về ngôi đền để cầu ước sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình; cầu cho mùa màng được bội thu.
< Bảng sắc phong của vua Cảnh Hưng được đặt trang trọng trong Đền Pú Bảo.
Không chỉ thế, dòng họ Nguyễn của vị tướng quân Nguyễn Thế Quần hầu hết đều là người thông minh sáng dạ, có nhiều người xuất chúng đỗ đạt làm quan, học vị cao thấp đủ cả nên nhiều người dân trong vùng còn tìm đến đền Pú Bảo để cầu vận may cho việc thi cử đỗ đạt, đường công danh thẳng bước. Hàng năm, đến ngày mùng 3 tháng Giêng là người dân trong vùng lại tổ chức lễ Lồng tông tại khu vực sân đền Pú Bảo, cầu xin các ông Tam Thanh, thần nông, thổ địa phù hộ cho dân chúng một năm sản xuất được mùa, người người mạnh khỏe, nhà nhà yên vui.
Đền Pú Bảo cùng với lễ hội Lồng tông Lâm Bình là một nét văn hóa đặc sặc của người dân tộc Tày nơi đây, là điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, mở ra một hướng phát triển kinh tế cho mảnh đất vùng cao này.
Du lịch, GO! - ảnh internet
You may also Like
Popular Posts
-
G iữa nhịp sống hối hả và ồn ào của TP. Hồ Chí Minh, nếu bạn bước chân vào nơi rợp bóng cây, lộng gió và nghe tiếng chim hót sẽ là một niềm ...
-
N hà thờ Domaine de Marie còn có tên gọi là Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Ma...
-
(Metinfo) - A i cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò , khổ qua xắt lá...
-
(Cinet) - T ết Lùng Cùng thường được tổ chức thường niên vào mùng 1 tháng 2 âm lịch tại xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Và nói đến Tết Lùng...
-
H oàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên, riêng người Thái gọi ...
-
V ân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên - Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà ...
-
(LĐ) - Hòn đảo chỉ có một túp lều... Trong những lần dọc ngang trên vịnh Thái Lan, đi trên lãnh hải Việt Nam dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, t...
-
(Mai Châu tourism) - T hị trấn Mai Châu được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi hùng vỹ. Trong đó phải kể đến dãy Pù Khà , không chỉ đóng va...
-
C hùa Vạn Đức tọa lạc số 234 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh). Chùa do HT.Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng t...
-
C hợ phiên Nghĩa Đô nằm ở bản Nà Đình, trung tâm của xã Nghĩa Đô đồng thời cũng là chợ trung tâm , nơi giao thoa kinh tế văn hóa giữa các xã...
Đăng nhận xét